Tuesday, April 04, 2006

Nước Mỹ ngày nay, dưới con mắt Đảng CSVN

Saigon-Vietnam's Blog

Lâu nay, trước sự tấn công từ mọi phía của những thế lực thù địch trong và ngoài nước, các báo của Đảng chỉ chú trọng đến việc bảo vệ thành trì XHCN và tư tưởng HCM chớ không có nhiều cơ hội tấn công CNTB. Hơn nữa, trong kỷ nguyên "kinh tế trị trường định hướng XHCN" thì đi tìm cho ra ra cái xấu của nền kinh tế TBCN để lên án mà không bị back fire cũng không phải dễ, thà im lặng còn hơn.

Thế nhưng ngay trong bối cảnh rối ren của nội bộ Đảng qua những vụ tiêu cực gần đây, cùng với làng sóng "góp ý" đầy những tư tưởng "sai trái và phản động", trang lý luận của Tạp Chí Cộng Sản vừa cho đăng một bài viết về CNTB. Với tựa đề "Nước Mỹ ngày nay: Chủ nghĩa tư bản đang đe doạ giai cấp công nhân", nhà lý luận Phương Anh đã cố chứng minh cho độc giả thấy sự thối nát của CNTB và nỗi thống khổ của giai cấp công nhân ở Mỹ. Mục đích của bài viết này là dùng sự kiện quốc hữu hóa diễn ra tại Venezuela để rút ra kết luận về sự suy vong của CNTB.

Ba hiện tượng được tác giả dựa vào để đánh giá CNTB ở Mỹ là hiện tượng phá sản, giá cả nhiên liệu, và tai nạn lao động.

Tác giả này mở đề bằng một nhận định kinh điển về CNTB:

"Sự mục nát, lệch lạc của hệ thống này ngày càng thể hiện rõ rệt hơn.(...)
Tuy nhiên, chế độ này vẫn luôn là một chế độ mang tính chất đàn áp và bóc lột, chính vì vậy mà hiện nay, nó đã không còn khẳng định được vai trò lịch sử tiến bộ của mình."

Thế thì sự phồn thịnh của nền kinh tế thị trường ở VN mà Đảng hiện đang tự hào là nhờ vào cái gì? Có phải nhời vào cái hệ thống "đàn áp và bóc lột" đó hay không?

"Nhưng giờ đây, nó lại trở thành một [B]trở lực khổng lồ[/B] đối với sự phát triển đi lên của [B]xã hội loài người[/B]"

"Người giàu được cắt giảm thuế và được hỗ trợ [B]hàng triệu đồng[/B]."

"Trường hợp về tập đoàn Delphi là một ví dụ cụ thể. Tập đoàn này tuyên bố "phá sản" là một đòn mạnh giáng lên các tầng lớp lao động. Mặc dù Delphi vẫn còn cất giữ hàng tỉ đô la trong tài khoản hoặc trong các công ty ở nước ngoài, chính phủ vẫn can thiệp một cách công khai để bảo vệ cho phía chủ tư bản: chấp thuận bồi thường tiền cho những giám đốc thiếu năng lực; đồng thời, tán thành việc cắt giảm quĩ lương hưu của công nhân. Trong các ngành công nghiệp khác như công nghiệp hàng không, thực trạng cũng tương tự. Điều này đã phá vỡ bức màn che phủ về "sự công tâm của toà án" bấy lâu nay."

Những cuộc khủng hoảng như thế không phải là hiếm ở các nước tư bản. Kinh doanh luôn có yếu tố mạo hiểm, có thành công dĩ nhiên phải có thất bại. Dựa vào luật phá sản của Mỹ, Delphi tuyên bố đang trên bờ phá sản chớ không phải giải thể, vì vậy họ có quyền được bảo vệ bỡi luật pháp (Chapter 11 - Bankruptcy Protection) để còn có thể vươn lên từ thất bại đó.

Không một tên tư bản nào lại không muốn bảo vệ tài sản của mình bằng mọi giá. Vì vậy họ sẽ tận dụng mọi kẻ hở của luật pháp để làm điều đó. Những nhà tư bản mà VN đang mời gọi vào đầu tư cũng sẽ có cách hành xử tương tự mà thôi.

"Viễn cảnh về sự nổi loạn tại một thời điểm nào đó rất có thể xảy ra nếu như giá xăng vẫn tiếp tục tăng lên bởi sự trục lợi của các chủ tư bản từ việc tăng giá này đang dần dần đục khoét nốt phần lương ít ỏi còn lại của đại đa số công nhân Mỹ.

Trước đây, vào năm 1789, những người nghèo ở Paris đã nổi dậy chống lại sự tăng giá bánh mỳ thì giờ đây, người dân lao động ở Mỹ cũng có thể nổi dậy trước thực trạng giá xăng tăng vọt."

Dân Mỹ sẽ nổi dậy vì giá xăng tăng? Đúng là chính phủ Mỹ đã làm áp lực lên các công ty xăng dầu để họ bớt trục lợi, nhưng giá xăng không lệ thuộc hoàn toàn vào người Mỹ. Vì vậy dù có lên cao hơn nữa thì dân Mỹ cũng sẽ phải chấp nhận mà thôi.

"Trong năm vừa qua, giá xăng dầu ở một số vùng đã tăng từ 1,19 đô la lên 2,20 đô la / một gallon. Tại một đất nước mà trung bình, người công nhân lái xe đến hơn 7 tiếng rưỡi một tuần thì đây là một sự gia tăng khổng lồ về chi phí."

Hãy thử làm một bài tính nhỏ. Nếu chạy 30 giờ một tháng với tốc độ trung bình 40 miles/giờ (trong thành phố với nạn kẹt xe và đèn giao thông, thì chạy thế là nhanh rồi) thì đi được 1200 miles (2000KM) một tháng, như vậy tốn cở $120 (giả sử xe tiêu thụ 1 gallon/25 miles, giá 1 gal=$2.5, hay 10 cents /mile). Nếu xăng rẻ hơn 50% thì tốn $60 một tháng. Nếu chạy nhiều hơn thì cứ thế mà tính.

Như vậy cái $60 chênh lệch so với thu nhập trung bình 30 ngàn một năm (cở $2000 / tháng) của công nhân có đáng để gọi là "khổng lồ" khiến cho người ta đình công hay biểu tình không? Giá xăng dầu ở Mỹ hiện nay có cao hơn so với mấy năm trước, nhất là sau cơn bảo Catrina, nhưng vẫn còn thấp hơn Âu châu rất nhiều (cở 30%?) và tương đương với giá xăng ở VN. Sẽ không có gì là bất ngờ nếu người ta phải trả $3/gal trong thời gian tới.

Việt Nam may mắn có chút ít dầu khí nên lâu nay nhà nước có thể trợ giá. Tuy nhiên, dù muốn dù không, trong một tương lai gần việc tăng giá nhiên liệu là không tránh khỏi. Lúc đó, tác động của việc tăng giá này lên đời sống công nhân sẽ còn nặng nề hơn nhiều so với ở Mỹ.

"Một ví dụ khác là trường hợp về sự an toàn của người lao động, cụ thể là trường hợp rất thảm thương của những người công nhân mỏ than ở phía Tây Virginia. Những bi kịch như thế này là một tất yếu trong một hệ thống chỉ biết chạy theo lợi nhuận như hệ thống tư bản chủ nghĩa. Các khoản lợi nhuận của các tập đoàn sẽ tăng lên nhanh chóng nhưng cái giá phải trả ở đây là đại đa số người dân lao động."

(ghi chú: "West Virginia" không phải là "phía Tây Virginia")

Tác giả này có trí nhớ quá kém chăng? Vào tháng giêng 2006 đã có 12 người chết vì tai nạn mỏ ở Quảng Ninh, đó là chưa kể vào đầu tháng 4 2006, có một tai nạn khác gây tử vong cho mấy công nhân mỏ ở VN. Còn ở xứ sở thần tiên phương Bắc thì khỏi nói, năm 2005 chỉ có 6300 ca tử vong do tai nạn mỏ mà thôi. Nếu tính theo trọng lượng than thu hoạch thì tỉ lệ tử vong ở TQ bằng 100 lần ở Mỹ. Chính quyền TQ còn công nhận là TQ chiếm 80% số ca tử vong do tai nạn hầm lò trên thế giới.

Còn những con số thống kê về tai nạn mỏ ở Mỹ thì sao? hàng năm có khoảng 20 ca tử vong trong các hầm than mà thôi. Có lẻ chưa có quốc gia nào khai thác than đá mà không có tai nạn hầm lò. Nếu có thì đó chắc là Mỹ, hay ít ra không phải VN. Lẽ ra tác giả phải ca ngợi thành tích an toàn lao động của công nghiệp khai thác than của Mỹ mới phải.

"Thậm chí, ngay cả những người lãnh đạo công đoàn - đại diện cho lợi ích của người lao động - giờ đây cũng muốn giai cấp công nhân phải nhượng bộ để họ có thể tiếp tục hợp tác và ủng hộ giai cấp tư bản."

Dường như đoạn này muốn ám chỉ công nhân VN thì phải?

Tác giả còn nằm mơ thấy công nhân Mỹ sẽ theo gót công nhân Venezuela để giành lấy quyền làm chủ nhà máy. Rằng chỉ có cách đó mới cải thiện được điều kiện sống của công nhân mà thôi.

Hiện tượng Venezuela còn cần phải có thời gian thì mới biết được mô hình kinh tế ngược đời này có tồn tại hay không. Chưa có gì chắc chắn để kết luận rằng đây là khuynh hướng phát triển của thời đại cả.

Bài viết này ra đời ngay trong hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng của phong trào đình công ở VN, thế nhưng tác giả đã không hề có nhận định hay liên hệ gì đến tình hình đó. Ngay trong nước mình, Đảng đã không bảo vệ được quyền lợi của giai cấp công nhân thì liệu có ích gì khi muốn chỉ trích người khác?

Tạp Chí Cộng Sản xưa nay được dùng làm nơi đăng tải quan điểm chính thức của Đảng CSVN nhất là trên lĩnh vực lý luận và tư tưởng. Vì vậy, một bài viết có tính lý luận mà lại dựa trên quan sát hết sức phiến diện và thiếu chính xác như thế thì quả là điều đáng chê trách, đó là chưa kể những lổi biên tập rất không đáng có. Hoặc là tác giả có quá ít thông tin về CNTB mà lại dám bình luận về nó, hoặc là tác giả đã xem thường chính các đảng viên CSVN, hoặc là tất cả các đảng viên đều ... chả biết gì cả.

----------------------------------------------------------------------------------------------------

China's mines are by far the world's deadliest, with some 6,300 deaths last year in mine floods, explosions and fires.

The government said the toll was 8 percent below the number killed the previous year. But the government says China's fatality rate per ton of coal mined is still 100 times that of the United States.

China says it accounted for 80 percent of all coal mining deaths worldwide last year.

Mine owners and local officials are frequently blamed for putting profits ahead of safety, especially as the nation's soaring energy needs increase demand for coal.

http://www.cnn.com/2005/WORLD/asiapcf/02/14/china.mine/

Quang Ninh, a major coal-production centre of Vietnam, has so far seen 12 mining deaths in 2006. Last week, a pit had collapsed at a mine run by Ha Long Coal Co., killing two people.

http://news.webindia123.com/news/showdetails.asp?id=270410&cat=Asia

http://www.msha.gov/ACCINJ/ALLCOAL.HTM

04-04-2006, 01:20 AM

No comments: