Saturday, May 20, 2006

Văn tế sống các quan tham

Saigon-Vietnam's Blog

Hỡi ôi

Sống chẳng nên người
Chết không thành quỷ

Bao nhiêu năm luồn cúi chạy chức chạy quyền lại xuống vầy sao
Bấy chừ ngày lặng lội phong bì phong biết mới lên được thế

Mới ngày nào nón cối dép râu, có bạn có bè dong ruổi khắp nơi
Mà giờ này giường tội chăn tù, chả vợ chả con loanh quanh một chỗ

Âu là cái kiếp con zòi nằm đâu xơi đó sao cho mau lớn để hành dân
Chẳng qua thân phận đảng viên gặp gì xực nấy miễn sao chóng no mà làm giặc.

Đánh tớ cũng nể đầu chủ, có ô dù mới được nên thân
Rầy con phải cử mặt cha, không đút lót lấy gì lên chức

Khi được của thì cùng chén cùng ăn!
Lúc mất mạng sao một mình một ngựa?

Rồi mai đây con cháu tốt nghiệp về nước biết cậy ai mà gầy dựng tương lai?
Nếu sau này anh em mãn hạn ra tù phải làm gì để thu hồi cơ nghiệp?

Này mấy quan Cục quan Khu quan Tỉnh quan Phường
Bớ các ông Tổng ông Tang ông Ban ông Bộ

Mấy bố không làm thì không hưởng đừng có dở trò trâu cột trâu ăn.
Các ông có ăn thì có chịu sao lại chơi kiểu đổi xe thí tốt

Kẻ tham ô bạc tỉ thì ung dung hạ cánh an toàn
Người thụt két vài cây lại ngầm ngùi đưa thân vào cũi

Thân yếu thế cô, số phận an bài
Sức cùn lực kiệt, tội cao hơn núi


Hỗ thẹn thay

Đầy tớ gì mà quyền cao chức trọng bổng lộc phủ phê
Chủ nhân sao lại nhà dột cột xiêu chạy ăn từng bữa?

Đèo bu họ mấy lũ tham quan phản bạn lừa thầy
Chém cha nó cái đám mị dân tham tiền cố vị

Lương tháng có mấy xu sao có người hầu người hạ, xe hơi biệt thự tậu khắp nơi
Trình độ chưa đến đâu mà làm hết ông nọ bà kia, bằng cấp bằng khen chưng đầy tủ

Lập phe lập nhóm trù dập người ngay
Kéo cánh kéo bè bao che kẻ ác

Chiếm nhà lấy đất đồng bào, mặc sức ăn chia
Giành công đoạt của nhân dân, tranh nhau hưởng thụ

Tham quá thì thâm
Ăn nhiều tức bụng

Thôi thì

Nguyện cho mấy bác mau phục hồi sức khỏe chờ lúc hoàn lương
Mong sao các ông sớm ổn định tinh thần đợi ngày ân xá

Của chìm của nổi vẫn còn nguyên sợ gì phải thiếu mặc thiếu ăn
Lý lịch mấy đời cứ trong sáng lo chi không ăn trên ngồi tróc

Hỡi ôi!

20-05-2006, 03:15 AM

Tuesday, April 25, 2006

CNCS, kẻ nội thù muôn thuở!

Saigon-Vietnam's Blog

Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Việt Minh một lần nữa phát động một cuộc nổi dậy ở Hà Nội. Ủy Ban Ám Sát Xung Phong tràn ra đường phố khắp xứ Bắc Kỳ tìm giết những người Pháp và những ai có liên hệ với họ, bỏ lại sau lưng những xác người không nguyên vẹn. Quân đội Pháp phản công và dần dần ổn định được tình hình. Thế là cuộc chiến tranh Đông Dương đau thương được bắt đầu từ đó.

Vài tháng sau, ngày 22 tháng 3 năm 1947, François Billoux (phrăng-xoa bi-du), bộ trưởng quốc phòng thuộc đảng Cộng Sản Pháp (PCF), dõng dạc tuyên bố từ chối mọi liên đới cá nhân với quân Viễn Chinh Pháp Quốc ở Viễn Đông (CEFEO, đặt tại Đông Dương), trong khi Thorez (một đảng viên cộng sản khác) tuyên bố rút lui khỏi Quốc Hội Pháp. Không bao lâu sau đó, ngày 5 tháng 5 năm 1947, toàn bộ những bộ trưởng khác theo phe cộng sản đều bị loại ra khỏi chính phủ. Kể từ đây, cuộc chiến tranh Đông Dương được người cộng sản Pháp gọi là "cuộc chiến tranh bẫn thĩu" để phản ảnh những mâu thuẫn gay gắt giữa phe cộng sản và chính phủ.

Những lập luận mà những người marxiste dùng để tuyên truyền trước đây, giờ được đem ra dùng lại, nhắm vào những bức xúc của quần chúng Pháp về những vấn đề dân quyền, nhân quyền, chủ nghĩa bài thuộc địa, bài đế quốc v.v .. .

Đảng viên CS Pháp (PCF) tăng cường hoạt động phá hoại những nhà máy sản xuất vũ khí cũng như hoạt động ủng hộ cho phong trào Việt Minh. Phong trào đình công bùng nổ khắp nước Pháp nhằm lật đổ nền Đệ Tứ Cộng Hòa và giành lấy thắng lợi cho cuộc "Cách Mạng Vô Sản". Có đến 2.900.000 người đình công trong năm 1947. Những cuộc bạo động, đụng độ, đôi khi đãm máu, liên tục diễn ra, chủ yếu là ở thành phố cảng Marseille giữa phe cộng sản và binh lính khi họ đang chuẩn bị sang Đông Dương chiến đấu. Việc đưa quân sang Đông Dương trong thời điểm này thường được thực hiện bằng những chuyến tàu đêm để tránh sự chú ý hay phải có sự hỗ trợ của lực lượng an ninh tại bến cảng. Những cuộc bạo động như thế đạt cực điểm từ ngày 2 đến 3 tây tháng 12 năm 1947: một đặc công cộng sản thuộc chi bộ Arras đã đặt chất nổ phá hoại đoạn đường sắt từ Paris đi Lille, làm xe lửa bị trật đường rầy gây thiệt mạng cho 16 người và làm bị thương 30 người.

Con tàu mang tên Pasteur có nhiệm vụ chở lính sang Đông Dương phải nằm bất động trong nhiều ngày vì cuộc đình công của Tổng Liên Đoàn Lao Động ngành hàng hải. Tình hình trên tàu càng căng thẳng hơn đến độ thủy thủ đoàn cũng làm ngơ để cho bọn vận chuyển lậu vũ khí và thuốc men cho Việt Minh tung hoành, trong khi đó một sĩ quan hải quân tên Henri Martin bị tòa án xử 5 năm cấm cố vì không chịu tham chiến theo lệnh cấp trên. Không cần phải nói, Đảng CSP ca ngợi Henri Martin như một anh hùng. Còn ở Việt Nam thì cái tên Henri Martin và Raymonde Dien (bị xử 1 năm tù vì đã nằm ngang đường rầy cản trở việc vận chuyển vũ khí sang Việt Nam) đã từ lâu được đưa vào văn học cách mạng.

[IMG]http://www.cpv.org.vn/img/BT2480458246s.jpg[/IMG]
(Henri Martin và Raymonde Dien, Việt Nam, tháng 8-2004)

Kho vũ khí cũng bị phá hoại làm cho hư hỏng, gây thương vong cho những người sử dụng, như thượng sĩ Parsiani thuộc tiểu đoàn xung kích. Ở Grenoble, một cổ pháo bị vứt ra hỏi xe lửa.

Những người cộng sản Pháp hồ hỡi theo chân Hồ Chí Minh để chống lại chính những đồng hương của họ trong đội quân viễn chinh Pháp!

Trong lùc này thì ở quốc hội, những đại biểu cộng sản yêu cầu ngân hàng máu không được sử dụng cho thương binh Pháp tại Đông Dương. Thậm chí vào dịp Giáng Sinh, khi một đại biểu đề nghị quốc hội gữi quà cho quân nhân trên chiến trường Viễn Đông thì một đại biểu đảng CSP phát biểu "món quà duy nhất mà họ đáng được hưởng là 12 viên đạn vào người!"

Bên trong quân đội Pháp thì chiến dịch tuyên truyền còn dữ dội hơn nữa, một số sĩ quan vốn xuất thân từ lực lượng vũ trang do đảng CSP tổ chức trước đây (Francs-tireurs et partisans - FTP) thường xuyên nhận sự chỉ đạo thật cụ thể của đảng CSP về việc giúp đỡ Việt Minh, tổ chức vượt ngục cho tù VM, thậm chí đào ngũ, tuy nhiên họ không gây tổn thất gì đáng kể đến lực lượng viễn chinh.

Người trong cuộc đều biết rằng những người lãnh đạo đảng CSP đi lại công khai trong vùng Việt Minh kiểm soát: cuộc chiến tranh bắt đầu có nhiều vị đắng, sự thật phủ phàng nhanh chóng được phơi bày, kể từ nay, kẻ thù của nước Pháp không còn là Việt Minh nữa mà chính là chủ nghĩa Cộng Sản.

Nước Pháp phải đối phó với mối đe dọa thường xuyên từ những người cộng sản Pháp hoạt động ngay tại xứ thuộc địa. Một trong những nhóm thân Việt Nam đó là "Nhóm Văn Hóa Marxiste", rất thân thiết với Việt Minh, hoạt động từ 1945 tại Sài Gòn ngay tại trung tâm của đất Nam Kỳ mãi cho đến năm 1950. Như vậy, dù ở đâu đi nữa nước Pháp cũng phải đối mặt với nội thù...

Phong trào CS ở Việt Nam phát triển nhờ vào sự giúp đỡ và cố vấn của đảng CS Trung Quốc. Chẳng bao lâu, người ta thấy xuất hiện những cai tù người Pháp trong những "trại tù tử thần" của Việt Minh. Trung sĩ Sobanski ở trại 113kể lại từng bị tra tấn bỡi "cán bộ Việt Minh" Boudarel, một tay cộng sản Pháp khét tiếng. Trong khi đó ở Pháp, thân nhân tù binh thì được thông báo rằng "muốn có thông tin về con em của quý vị, hãy gia nhập đảng CSP và ký vào thĩnh nguyện thư chống chiến tranh!"

http://www.conscience-politique.org/images/vietminh2.jpg

Những thương binh thường được đưa về Pháp qua cảng Marseille vào lúc nửa đêm; và được chuyển bí mất về vùng Paris qua nhà ga cửa Đông. Tuy nhiên, sự trở về âm thầm này cũng không tránh được sự phản đối của công nhân đường sắt thuộc Tổng Liên Đoàn Lao Động. Thương binh bị đám người biểu tình lăng nhục, xô đẩy trên băng ca. Nhân viên nhà ga phải vất vả lắm mới chuyển được thương binh từ xe lửa sang xe cứu thương trong tiếng gào thét và phỉ nhổ của những người biểu tình trong rừng cờ đỏ...

Chiếc gọng kềm quân sự của Viet Minh ngày càng siết chặt, ngày 7 tháng 5 năm 1954, Điện Biên Phủ thất thủ, nước Pháp bại trận. Hiệp định Genève đánh dấu sự chấm dứt của cuộc chiến tranh đối với người Pháp, nhưng đối với người Việt Nam thì chỉ là cuộc đình chiến tạm thời, chẳng bao lâu sau, cuộc chiến tranh giữa những người Việt Nam bắt đầu. Sau đó, hàng loạt tù nhân chiến tranh được hồi hương từ cõi chết (trong số 90 ngàn tù nhân chỉ có 20 ngàn về đến Pháp), hầu hết chỉ còn da bọc xương, nhân chứng thầm lặng cho cuộc chiến tranh hãi hùng.

Những chiến binh Pháp di tản từ Bắc Kỳ kể lại những điều mắt thấy tai nghe về cuộc chiến khủng khiếp này: những họ đạo bị giải tán, nạn thanh trừng, hành huyết những người thân Pháp, nhận chìm tàu di cư của người theo Thiên Chúa Giáo ... Những nỗi tuyệt vọng ít khi được dư luận Pháp biết đến vào thời bấy giờ.

Ngày 14 tháng 9 năm 1956, những người lính viễn chinh cuối cùng rời Sài Gòn bỏ lại sau lưng dân tộc Việt Nam với số phận đen tối của mình. Một vị xã trưởng đáng thương thểu não tâm sự với một sĩ quan Pháp rằng "người Pháp thì còn có tù mà ở, chớ dân Việt thì không ...", vừa nói vừa dùng cạnh bàn tay đưa lên cổ của mình.

Cuộc chiến tranh thối rữa từ bên trong do những thành phần chống đối và phản bội theo đảng CSP này đương nhiên đã làm cho quân đội Pháp càng xa lánh hơn những người cộng sản. Và cũng nhờ họ mà quân đội Pháp mới biết căm thù chủ nghĩa cộng sản ...

Thiên sử đau thương và nổi bật nhất về những kẻ nội thù đã chấm dứt như thế đối với người Pháp. Nhưng nó chưa và sẽ không dễ gì chia tay với dân tộc Việt Nam.

Sau khi chiến thắng những thế lực thân Pháp và thân Mỹ để giành lấy giang sơn về một cõi, Đảng CSVN đã trực tiếp đối đầu và trở thành kẻ thù duy nhất của dân tộc ta. Đảng đã trưởng thành bằng bầu sữa của nhân dân và nay càng thêm giàu có nhờ vào mồ hôi xương máu của đồng bào mình. Từng đại hội Đảng là một cuộc hồi sinh cấp cứu cho bọn tham quan vô lại. Biết đến bao giờ dân ta mới có quyền tự quyết?

Chỉ khi dân ta có đủ can đảm và đồng loạt nói lên ý nguyện của mình thì họa may kẻ nội thù truyền kiếp này mới bị diệt vong.

-------------------------------------------------------------------
biên tập theo "Cycle l'ennemi de l'intérieur" (Những kẻ nội thù) - Chương 1 "Cuộc chiến Tranh bẫn thĩu" (La Sale Guerre)
Alexis de T. và Jean-Baptiste S.

http://www.conscience-politique.org/histoire_politique/lasaleguerre.htm

http://quehuongmedia.com/modules.php?name=News&new_topic=9&file=article&sid=138
http://dangcongsan.vn/details_e.asp?topic=44&subtopic=141&id=BT2480458246
http://www.humanite.presse.fr/journal/1990-02-27/1990-02-27-795780

25-04-2006, 11:52 PM

Thursday, April 20, 2006

Số phận dân xuất khẩu lao động Bắc Triều Tiên ở Nga

Saigon-Vietnam's Blog

Xuất khẩu lao động từ những nước nghèo đã trở thành chuyện bình thường. Khi mới bắt đầu vào những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, phong trào lao động hợp tác ở VN đã giúp cải thiện không ít đời sống cán bộ đảng viên cao cấp từ trung ương đến địa phương. Nhà nước giao chỉ tiêu xuống từng tỉnh thành, và tự mỗi địa phương tìm cách chia chát tùy ý. Với quota cở 200 người cho mỗi tỉnh phía Nam thì chỉ có hàng tỉnh ủy, thành ủy mới có cơ hội mà thôi. Chẳng bao lâu sau, hàng tiêu dùng từ Đông Âu, xe gắn máy Babetta v.v... đua nhau chạy vào thị trường VN chứng tỏ hiệu quả kinh tế của việc xuất khẩu lao động thời đó.

Ngày nay, thị trường việc làm ở những nước hậu CS không còn nữa, nhưng bù lại nhiều thị trường khác đang mở ra cho người lao động VN. Tuy còn một số việc chưa ổn như xuất khẩu ô sin, cô dâu, hay hiện tượng ăn chận lương công nhân v.v..., nhìn chung công nghiệp xuất khẩu lao động của VN đã phần nào mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, nhất là đối với những vùng nông thôn.

Ở VN ngày nay, chính nhờ tính phổ cập của việc xuất khẩu lao động nên ngày càng có nhiều người có cơ hội tham gia chớ không chỉ riêng đảng viên và gia đình cán bộ. Thật tình mà nói ở cái thời đảng viên làm kinh tế này thì chuyện xuất khẩu lao động là chuyện chỉ dành cho giai cấp vô sản, chớ đảng viên thì có khối cơ hội làm giàu ngay tại VN mà khỏi phải lao động gì cả.

Được như thế, kể ra dân mình phải biết ơn Đảng và nhà nước mới phải, vì người lao động VN còn sướng gấp nhiều lần dân xuất khẩu lao động (XKLĐ) Bắc Triều Tiên (BTT). Tình hình XKLĐ ở BTT hiện nay vẫn còn giống VN trong những năm 80, thậm chí còn tệ hơn thế nữa.

Để phục vụ cho tham vọng hạt nhân của nhà họ Kim, dân Bắc Triều Tiên phải mang những món nợ khổng lồ từ Liên Xô cũ. Và để trả nợ, chính quyền Bắc Triều Tiên từ đời Kim Il Sung đã gửi dân lao động sang làm việc khổ sai ở Liên Xô, và ngày nay Kim Jong Il lại tiếp tục con đường này để trả dần món nợ còn lại mà Putin đã dứt khoát không bao giờ chịu xóa.

Một người đàn ông gầy còm sau nhiều năm làm việc vất vả đã nói với phóng viên báo Le Monde Diplomatique: "Tôi không sợ khi kể về mình, vì đây là sự thật." Ông ta trông giống như người địa phương của vùng rừng rậm mênh mông phía bắc nước Nga. Nhưng thật ra ông ta là người Bắc Triều Tiên, xuất thân từ Nampo. Từng làm tài xế cho nhà nước BTT được 10 năm thì ngã bệnh. Vì không còn cách nào kiếm ra tiền nên ông đã đăng ký đi làm công nhân khai thác gỗ ở Nga. Đến Nga và năm 1995 và được đưa đến một trại lao động ở Tynda.

Dân khai thác gỗ Bắc TT đã từng làm việc trong các khu rừng ven sông Taiga về phía Đông nước Nga từ mấy mươi năm qua. Hiện có một cộng đồng rất lớn người Bắc TT tại vùng Amur ở Khabarovsk. Vùng cực Đông chỉ chiếm khoảng 5% dân số nhưng lại có diện tích bằng 30% diện tích liên bang, vì vậy rất khó tìm nhân công trong khu vực này. Do vị trí địa lý và lịch sử mà vùng này có quan hệ khá mật thiết với Bắc TT. Mối quan hệ này hiện vẫn còn tồn tại sau khi Liên Xô sụp đỗ. Sau nhiều nhiều cuộc gặp gỡ giữa 2 chính phủ, tuyến đường sắt Vladivostok và Bình Nhưỡng được mở lại, ngoài ra còn có 1 chuyến bay mỗi tuần giữa 2 thành phố này.

Theo nhà sử học Larisa Zabrovskaya ở Vladivostock, thì có 3 làn sóng dân xuất khẩu lao động từ Bắc TT đến Nga trong thế kỷ 20.

Lần thứ nhất là vào cuối chiến tranh thế giới thứ hai và sự ra đời của nhà nước Bắc TT để cung cấp lao động cho những nhà máy chế biến cá của Liên Xô. Trong những năm 50 đó, có khoảng 25 ngàn lao động và thân nhân của họ sinh sống trên đất Liên Xô.

Lần thứ hai là từ năm 1966, sau cuộc gặp gỡ bí mật giữa Leonid Brezhnev và Kim Il Sung ở Vladivostok. BTT thỏa thuận cung cấp cho LX từ 15 đến 20 ngàn công nhân khai thác gỗ mỗi năm.

Vào thời kỳ đó, chỉ những tù nhân hình sự, chính trị, những người đối kháng Kim Il Sung mới có cái vinh dự được xuất khẩu sang LX mà thôi. Vì nơi họ đến là vùng hoang vu lạnh giá không người ở, thậm chí không cần hàng rào kẻm gai vì chẳng ai có phương tiện để trốn thoát cả.

Ngày nay thì tình hình có khác. Người lao động BTT được tự do đi lại hơn. Tuy nhiên điều kiện làm việc của họ như thế nào thì vẫn còn là điều bí mật. Hàng năm có khoảng 10 ngàn người BTT được cấp visa lao động sang Nga.

Để tìm hiểu thêm về hiện trạng này, phóng viên báo Le Monde Diplomatique đã tìm gặp những mục sư người Nam Hàn làm việc ở Vladivostok, những người vốn có nhiều quan hệ với dân nhập cư BTT. Ngoài ra, để tiếp cận đối tượng, phóng viên còn phải tìm cách qua mặt công an địa phương vì chính quyền Nga đã xiết chặt kiểm soát kể từ năm 2004 sau khi có 2 lao động BTT xin tị nạn tại tòa lãnh sự Mỹ và Nam hàn.

Một công nhân BTT tiết lộ: "Giờ làm việc tùy theo từng trại. Tôi làm ở một trại khá xa, từ 16-17 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần. Những người làm ở trại chính thì chỉ làm 12-14 giờ. Những ngày nghỉ bao gồm Tết dương lịch, sinh nhật Kim Il Sung, sinh nhật Kim Jong Il và ngày thành lập đảng (đảng Lao Động TT), ngày xưa thì được nghỉ cở 7 ngày mỗi năm. Mùa Đông ở đây có thể lạnh đến -60 độ C. Tuy nhiên cái lạnh cũng chưa khổ bằng cái đói. Khẩu phần chỉ có 150g cơm và một chén soup cho mỗi bữa ăn."

Làm bất cứ gì để được đi

Để tuyển lao động sang Nga, nhà cầm quyền BTT đã tuyên truyền về nguồn lợi nhuận hấp dẫn từ trị giá ngoại tệ. Người lao động có thể ký hợp đồng 3 năm hoặc hơn nữa. Với tình trạng kinh tế trì trệ, BTT không bao giờ thiếu người muốn sang Nga lao động. Tuy nhiên, người XKLĐ phải là đảng viên, có giấy giới thiệu của cán bộ Đảng, phải là đàn ông có gia đình, và gia đình của họ phải còn ở BTT (như con tin), và cuối cùng là phải có sức khỏe tốt. Những người thiếu điều kiện sức khỏe thì có thể đút lót để được chọn.

Tai nạn lao động là mối đe dọa hàng ngày đối với công nhân khai thác gỗ. Thương tích do cây đè thường dẫn đến gãy tay, chân, có khi phải đoản chi. Mỗi trại có bác sĩ, nhưng thuốc thì không, nếu có thì cũng hết hạn sử dụng. Nếu có tiền thì sẽ được điều trị tốt hơn, và nếu phải nghỉ bệnh thì sẽ bị trừ lương.

Dân làm gỗ BTT không được phép vào bệnh viện Nga. Mỗi trại gỗ là một xã hội khép kín, không được giao tiếp với bên ngoài. Tuy nhiên, trại viên cũng có cách để mua bán trao đổi lén lúc với người bản xứ ở khu vực lân cận. Họ phải vượt qua vòng kiểm soát rất nghiêm ngặt của công an BTT, ai vi phạm sẽ bị phạt rất nặng. Nếu bị bắt vì tội bỏ trốn có thể phải bị biệt giam.

Chỉ tiêu xẻ gỗ được thỏa thuận giữa chủ trại, chính phủ Nga và chính phủ BTT. Phần gỗ tốt nhất ở gần gốc là của Nga, phần trung bình thuộc về BTT, phần còn lại xuất khẩu sang Trung Quốc hay Nhật Bản. Lương được lãnh bằng tem phiếu và chỉ có giá trị trao đổi ở BTT mà thôi, vì vậy người ta gữi cả về cho thân nhân trong nước. Tuy nhiên những người trở về BTT cho biết là loại tem phiếu này chỉ dùng được ở một số cửa hàng mà ai cũng biết là chẳng có hàng hóa gì để mua.

Cách những trại gỗ không xa là cảng Vladivostok nhìn ra biển Nhật Bản. Cảng này không mở cửa cho người nước ngoài trong hầu như suốt thời kỳ cộng sản ở Liên Xô. Ngày nay nó đã được hồi sinh với hàng loạt công trình xây dựng và trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách cũng như người lao động BTT. Năm 2004 đã có 262.775 du khách Trung Quốc và 13.294 lao động BTT đến đây.

Công nhân xây dựng BTT ở Vladivostok hầu hết đều là người từ thủ đô Bình Nhưỡng. Có lẽ công ty tuyển dụng muốn người lao động từ thành phố để dễ hội nhập vào cuộc sống ở đây, và như thế sẽ hạn chế tình trạng bỏ trốn.

[B]Lao động rẻ tiền nhưng cần cù[/B]

Báo chí địa phương mô tả Koretsky (dân lao động BTT) là "nhanh, rẻ và cần cù". Giới chủ nhân thì nói "họ chịu làm trước, lãnh tiền sau". Dân thường cũng có thể thuê họ làm việc lặt vặt như sơn nhà hay xây tường v.v... Ai cũng biết họ sống thế nào, thường thì ngủ ngay ở công trình. Cực khổ là thế, nhưng ít ra họ cũng kiếm được chút ít tiền khi xong việc.

Tuy nhiên, thực tế phủ phàng hơn nhiều. Công ty tuyển dụng của Kim Jong Il không hứa hẹn việc làm gì cả. Họ chỉ có trách nhiệm đưa công nhân sang Nga, sau đó thu hồi thông hành và chờ đến tháng thì thu tiền lệ phí bất kể người lao động có việc hay không. Người lao động phải tự tìm việc thông qua quảng cáo hay môi giới. Mỗi người phải nộp cho nhà nước BTT 250 euros mỗi tháng, trong khi lương chính thức của một giảng viên đại học ở Vladivostok chỉ có 125 euros mà thôi.

Với mức thuế khoán cao ngất ngưởng như thế, chỉ có một số ít là có thể để dành chút đỉnh nếu có khả năng và may mắn làm nhiều job cùng một lúc. Có người chỉ mong dành dụm được chút ít là trở về BTT ngay sau khi mãn hạn hợp đồng để tìm đường sang Mã Lai hay Kuwait lao động.

Cuộc sống trong những trại gỗ, nông trại hay trên công trường ở Nga không khác gì địa ngục trần gian khiến cho một số lao động chẳng còn cách nào khác hơn là bỏ trốn mặc cho những hậu quả mà thân nhân của họ còn ở lại BTT phải gánh chịu. Một công nhân kể lại là sau một năm rưỡi làm việc mà không có một đồng tiền mặt anh ta quyết định bỏ trốn cùng 3 người bạn. Vì nhà ga địa phương không được phép bán vé cho dân lao động BTT nên nhóm bỏ trốn phải lo lót cho tài xế của trại chở họ đến một thị trấn xa hơn để có thể mua vé xe lửa như người bình thường.

Một trong bốn người nói được chút ít tiếng Nga nên cả nhóm phải luôn sống chung để nương tựa vào nhau. Họ tìm đến vùng mỏ Uranium gần biên giới Nga-Trung và làm thợ xây dựng ở đó khoảng 1 năm. Năm 1999 họ về Vladivostok để tìm cách đào thoát sang Nam hàn. Từ đó đến nay vẫn chưa có cơ hội nên phải luôn lẫn tránh nhà cầm quyền vì sợ bị trục xuất về BTT.

Với nhân diện tiêu biểu của người Á Đông, họ rất dễ bị phát hiện vì cảnh sát Nga luôn ráo riết săng lùng dân nhập cư bất hợp pháp từ Trung Quốc. Người ta ước chừng có khoảng 2000 dân Trung Quốc nhập cư bất hợp pháp sống rải rác từ Vladivostok đến Moscow.

Theo quy chế tị nạn của Liên Hiệp Quốc thì người công nhân BTT cung cấp tin tức cho nhà báo nêu trên có đủ điều kiện để hưởng quyền tị nạn. Tuy nhiên chính phủ Nga không công nhận, chả thế bất kỳ ai bị bắt trên đường trốn thoát đều sẽ bị trục xuất về địa ngục cộng sản ở BTT.

(Theo Alain Devalpo - Le Monde Diplomatique - Tháng 4, 2006)

20-04-2006, 11:30 PM

Thursday, April 06, 2006

Kim Jong Il và những công trình thế kỷ

Saigon-Vietnam's Blog

Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên cùng với Cuba, Trung Quốc và Lào hiện vẫn còn là những người bạn thân thiết của CSVN. Tuy VN không hoàn toàn ủng hộ chính sách của họ nhưng không bao giờ cho phép công khai bình luận trên các phương tiện truyền thông. Người ta được quyền phê phán và bình luận mọi thứ về các quốc gia dân chủ, nhưng tuyệt đối không bao giờ đưa tin bất lợi cho những quốc gia CS.

Báo Tuổi Trẻ gần đây đã bạo gan nhắc đến chuyện chọn người kế vị của Kim Jong Il mà không dám bình luận gì cả, có lẽ sợ bị đánh giá là "mất quan điểm giai cấp". Ở những quốc gia CS, người dân không bao giờ được phép biết sự thật về các lãnh tụ của họ và của những nước CS khác. Tuy nhiên, chỉ cần vượt qua được cái tường lửa thông tin CS thì người ta sẽ có vô số tư liệu công khai về tất cả mọi thứ.

Lãnh tụ vĩ đại Kim Jong Il (Great Leader Kim) là cách gọi bắt buộc cho bất kỳ ai ở Bắc Triều Tiên khi muốn nhắc đến cái tên Kim Jong Il, không có ngoại lệ. Vị Pharaon của bán đảo Triều Tiên này có dáng vấp khá khiêm tốn so với đồng bào của mình, nhưng là con người luôn có tư duy tầm cỡ thế kỷ, ngông cuồng và bốc đồng. Có thể nói không ngoa khi đánh giá Kim là sự kết hợp giữa hai con người Stalin và Mao Trạch Đông.

Nếu như hầu hết các nhà lãnh tụ CS trên thế giới đã nhận ra sai lầm của đảng mình trong quá khứ về chính sách đối nội cũng như đối ngoại thì Kim và Castro vẫn còn là hai con khủng long của phong trào CS. Tuy nhiên, về cái tính chơi ngông thì Kim vẫn giữ vị trí vô địch.

Có lẽ không ai còn lạ gì với tuyên bố gần đây của Kim về chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Một quốc gia không có thu nhập, không có lương thực thì lấy đâu ra tiền mà sản xuất vũ khí, chớ chưa nói đến vũ khí hạt nhân? CIA gần như chắc chắn rằng Kim đã sống nhờ vào công nghiệp in ngoại tệ giả và làm hàng giả như thuốc lá, rượu mạnh v.v...

Đài Discovery có làm một chương trình phóng sự về tội ác của Kim Jong Il và những chính sách đàn áp mà Kim đã và vẫn còn đang thực hiện lên người dân Bắc Triều Tiên. Ở đó, những trại giam đặc biệt kiểu Gulắc vẫn còn được duy trì để giam giữ những người bị kết tội "phản động", làm tay sai cho đế quốc, hoặc chỉ đơn giản vì họ là hàng xóm hay người thân của những người bị tội mà thôi ...

Không khí sống của người dân Bắc Triều Tiên hiện nay vẫn còn giống như thời kỳ đấu tố ở miền Bắc VN những năm sau 1954. Kim áp dụng một chính sách cực kỳ tàn bạo và nghiêm khắc để loại trừ một cách tuyệt đối mọi mầm mống chống đối từ phía dân chúng. Nguyên tắc nổi tiếng của Kim là hễ một gia đình có người bị phát hiện bất kính với lãnh tụ, hay có những phát biểu khác với chủ trương của Đảng thì cả 4 gia đình chung quanh đều phải chịu chung hình phạt. Vì vậy, để tránh bị hoạ lây, người ta không có cách nào khác là phải tự giác tố cáo hàng xóm.

Về mặt bưng bít thông tin thì Kim không hề có đối thủ. Để bảo đảm tín hiệu truyền thanh và truyền hình của các thế lực phản động không thể đến được tai và mắt của dân Bắc Triều Tiên, ngoài việc phá sóng, Kim đã ra lệnh cho tất cả mọi người phải mang radio và tv đi đăng ký. Cơ quan văn hoá chỉ cấp giấy phép sử dụng cho những thiết bị điện tử này sau khi đã thay đối linh kiện và cấu trúc để bảo đảm là chúng chỉ có thể bắt được tín hiệu của những đài nhà nước mà thôi. Cách làm đơn giản nhất là hàn chết bộ phận rà và chọn đài.

Cuba tuy rất dè dặt với người nước ngoài nhưng vẫn cho xây dựng một thế giới riêng cho du khách để thu ngoại tệ, còn CHDCNDTT thì không, đây là một quốc gia duy nhất trên thế giới không cho phép người nước ngoài được tự do vào thủ đô cũng như nhiều vùng lãnh thổ khác. Còn phóng viên thì lại càng khó có được visa nhập cảnh.

Cách đây ít hôm, nhân cuộc hội ngộ của những người thân từ hai miền Nam, Bắc do hai bên tổ chức hàng năm, một phóng viên truyền hình Nam Hàn đang phỏng vấn và bình luận về trường hợp một người dân Bắc Triều Tiên. Nhân vật này được anh ta giới thiệu với khán giả là đã bị chia cắt với gia đình vì bị bắt cóc vào những năm 60 của thế kỷ trước chớ không phải do chiến tranh. Thế là cầu truyền hình qua vệ tinh lập tức bị cắt, làm ảnh hưởng đến tất cả các hảng tin khác. Anh chàng phóng viên này sau đó được yêu cầu lập tức rời khỏi lãnh thổ Bắc Triều Tiên.

Ngành du lịch ở Bắc Triều Tiên gần như không tồn tại, công nghiệp thì cũng không, ngoại trừ ngành sản xuất vũ khí hạt nhân, còn nông nghiệp, vốn là cái bầu sữa duy nhất cho người dân, thì suốt chục năm qua cũng ở trong tình trạng dở sống dở chết vì thiếu phân bón cũng như nông cụ và nhiên liệu. Thị dân, bất kể thành phần, hàng năm vẫn còn phải thay phiên nhau ra quân về nông thôn làm ruộng cùng nông dân theo quy định của nhà nước. Giống hệt như chế độ nghĩa vụ lao động thời trước ở VN.

Ngoài việc có chung nhiều cá tính tương tự như những lãn tụ CS khác, Kim Jong Il còn là người có tính nghệ sĩ và ảo tưởng rất lớn. Ông luôn ôm ấp những ước mơ vĩ đại xứng đáng với danh hiệu "Lãnh Tụ Vĩ Đại" mà nhân dân Bắc Triều Tiên bị bắt buộc phải dùng để gọi ông, cũng như đã từng gọi cha ông và có thể là cả con trai và cháu trai của ông sau này.

Không như Hồ Chí Minh hay Fildel Castro vốn khiêm tốn giản dị trong lối sống cũng như rất thực tế trong những hoạch định có tính chiến lược, Kim Jong Il luôn có những chủ trương táo bạo ngông cuồng, thậm chí vượt quá khả năng của mình và bất chấp hậu quả ra sao.

Bình Nhưỡng là sự tương phản hoàn toàn với La Habana. Những ai có cái may mắn được đến Bình Những sẽ không khỏi ngạc nhiên với khung cảnh đô thị hiện đại, tươm tất của một quốc gia mà phần lớn người dân đều phải sống nhờ viện trợ lương thực quốc tế. Toàn thành phố chỉ có vài ngàn xe ô tô quốc doanh. Phương tiện di chuyển công cộng chủ yếu là xe bus, xe điện ngầm và ... đi bộ; xe đạp từng bị cấm trong một thời gian dài ở Bình Nhưỡng. Chính phủ Bắc Triều Tiên đặc biệt chú ý đến việc bảo dưỡng những công trình kiến trúc ở thủ đô, không như những thủ đô của những quốc gia cộng sản cũ.

Tuy nhiên Bình Nhưỡng là nơi duy nhất trên toàn lãnh thổ Bắc Triều Tiên có được sự quan tâm đặc biệt đó của nhà nước. Ảnh chụp từ vệ tinh ngang qua bán đảo Triều Tiên vào ban đêm cho thấy sự tương phản giữa 2 miền Nam Bắc như ngày và đêm. Toàn bộ miền Bắc chìm trong bóng tối, ngoại trừ Bình Nhưỡng có chút ánh sáng đèn điện, trong khi toàn miền Nam thì sáng rực suốt đêm.

Du khách được cấp visa vào Bắc Triều Tiên chỉ chưa đầy 200,000 người mỗi năm, phần lớn đều không được đến Bình Nhưỡng và không bao giờ được tự do đi lại. Số người được phép đến BN chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ, cở vài ngàn mỗi năm.

Trong khi hiện trạng tại VN và TQ cho thấy các thành phố lớn đều không đủ phòng nghỉ cao cấp cho khách du lịch, thì ở Bình Nhưỡng, một khách sạn 5 sao với sức chứa vài trăm phòng thường chỉ phục vụ vài chục khách mỗi ngày.

Kim Jong Il và cha của ông, cũng là lãnh tụ vĩ đại, Kim Il Sung, đều là những người thích những công trình xây dựng vĩ đại tầm cỡ thế kỷ. Không chỉ để tôn vinh cái vĩ đại của mình mà còn để cạnh tranh với kẻ thù của họ là "bọn bán nước Nam Hàn", cho dù có phải sử dụng đến hơi thở cuối cùng của người dân Bắc Triều Tiên.

Khi Nam Hàn chuẫn bị xây dựng hệ thống tàu điện ngầm ở Seoul thì cũng là lúc Kim Jong Il được cha giao cho trọng trách thực hiện công trình đường tàu điện ngầm Bình Nhưỡng.





Công trình này được tăng tốc để hoàn thành tuyến tàu đầu tiên trước thời hạn (tháng 9 năm 1973, gần một năm trước khi Seoul khánh thành tuyến tàu đầu tiên của họ).

Thành phố Sài Gòn với mức sống và tiềm năng kinh tế cao gấp nhiều lần Bình Nhưỡng nhưng hiện vẫn chưa có tàu điện ngầm, còn Bình Nhưỡng đã có hệ thống tàu điện ngầm cách đây hơn 30 năm! Điểm đáng chú ý hơn cả là hệ thống giao thông tốn kém này chưa bao giờ chạy hết công suất vì không có nhiều người sử dụng. Những ảnh chụp lén của người ngoại quốc cho thấy hành khách metro tuy không nhiều nhưng thường ăn mặc khá lịch sự kiểu nhân viên ngoại giao hay thương gia.

Công trình này được sự hỗ trợ kỷ thuật của Liên Xô và Trung Quốc. Đầu máy thì nhập từ Đông Đức. Kinh phí của hệ thống tàu điện ngầm Bình Nhưỡng chưa bao giờ được công bố. Có người còn tin rằng hệ thống hoành tráng này chỉ là bề mặt thôi, bên dưới nó còn có một hệ thống đường xe điện bí mật, giống như ở Mạc Tư Khoa, dẫn đến những khu công nghiệp hạt nhân và hầm trú ẩn khổng lồ dưới lòng đất.

Công trình thứ hai là tòa nhà cao 105 tầng được thiết kế để vượt qua kỷ lục của khách sạn Stamford Hotel ở Singapore trước đó một năm do người Nam Hàn thực hiện. Kim Jong Il dự định xây toà nhà này làm khách sạn 5 sao để đón tiếp đại hội thanh niên và sinh viên thế giới vào năm 1989. Theo báo giới Nhật Bản, kinh phí cho dự án này có thể lên đến hơn 750 triệu USD, tức 2% GDP. Khi hoàn thành, khách sạn 5 sao Ryugyong cao 105 tầng (330m - khách sạn cao nhất thế giới thời bấy giờ) dự định sẽ có sức chứa 3000 phòng với 7 nhà hàng xoay vòng, và 360,000 m² diện tích sử dụng. Kim Jong Il đã cho in hình toà nhà này lên bản đồ thủ đô và tem trước khi nó được khởi công, với dự định khách sạn Ryugyong sẽ là niềm tự hào dân tộc của Bắc Triều Tiên dưới sự lãnh đạo tài tình của Kim chủ tịch vĩ đại.

Tuy nhiên ngày nay nếu đến Bình Nhưỡng, bạn sẽ không còn thấy tên của toà nhà này trên bản đồ thủ đô nữa. Có hỏi thì cũng chẳng ai nói, mọi người cứ bảo là không biết. Thế nhưng chỉ cần bước ra ngoài đường, nhìn lướt qua bầu trời Bình Nhưỡng một vòng 360 độ là bạn sẽ bắt gặp ngay chiếc Kim Tự Tháp đứng sững giữa trời và vượt qua hẵn tất cả các công trình kiến trúc khác về chiều cao, trên nóc tháp vẫn còn chiếc cần cẫu nằm vắt ngang.

Khởi công năm 1987 và đến năm 1992 thì đề án này được chính thức tạm dừng vô thời hạn. Công trình này có lẽ phải được Guiness trao tặng kỷ lục về công trình kiến trúc bằng bê tông không người ở cao nhất thế giới, và ngôi nhà không cửa sổ cao nhất thế giới.

Lý do cho việc bỏ dở công trình thì không ai biết. Có người cho rằng vì kết cấu bê tông có dấu hiệu không an toàn cho sử dụng. Nhưng có người cũng cho rằng Kim bỏ dở đề án khách sạn Ryugyong đơn giản là vì thiếu tiền và thiếu điện. Hiện nay chiếc cần cẫu nằm trên nóc tháp dường như để nhắc nhở mọi người về cái công trình không bao giờ kết thúc này.

Để bù lại cho thất bại đó, Kim đã cho xây một khách sạn 5 sao khác nhỏ hơn nhiều bên bờ sông Teadong.

Tiến thoái lưỡng nan, biết làm gì với cái toà nhà vô dụng này bây giờ? Giật sập nó đi một cách an toàn thì tốn kém vô cùng, hơn nữa để có kỹ thuật implosion, chả lẽ nhờ các nước tư bản vào làm chuyện đó dùm hay sao? Còn gì là thể diện của một cường quốc hạt nhân? Thôi thì cứ để nó đó và xoá tên trên bản đồ Bình Nhưỡng, đồng thời cấm không cho ai nhắc đến cái tên Ryugyong nữa, xem ra là giải pháp thực tế nhất vậy.
6-April-2006

Tuesday, April 04, 2006

Nước Mỹ ngày nay, dưới con mắt Đảng CSVN

Saigon-Vietnam's Blog

Lâu nay, trước sự tấn công từ mọi phía của những thế lực thù địch trong và ngoài nước, các báo của Đảng chỉ chú trọng đến việc bảo vệ thành trì XHCN và tư tưởng HCM chớ không có nhiều cơ hội tấn công CNTB. Hơn nữa, trong kỷ nguyên "kinh tế trị trường định hướng XHCN" thì đi tìm cho ra ra cái xấu của nền kinh tế TBCN để lên án mà không bị back fire cũng không phải dễ, thà im lặng còn hơn.

Thế nhưng ngay trong bối cảnh rối ren của nội bộ Đảng qua những vụ tiêu cực gần đây, cùng với làng sóng "góp ý" đầy những tư tưởng "sai trái và phản động", trang lý luận của Tạp Chí Cộng Sản vừa cho đăng một bài viết về CNTB. Với tựa đề "Nước Mỹ ngày nay: Chủ nghĩa tư bản đang đe doạ giai cấp công nhân", nhà lý luận Phương Anh đã cố chứng minh cho độc giả thấy sự thối nát của CNTB và nỗi thống khổ của giai cấp công nhân ở Mỹ. Mục đích của bài viết này là dùng sự kiện quốc hữu hóa diễn ra tại Venezuela để rút ra kết luận về sự suy vong của CNTB.

Ba hiện tượng được tác giả dựa vào để đánh giá CNTB ở Mỹ là hiện tượng phá sản, giá cả nhiên liệu, và tai nạn lao động.

Tác giả này mở đề bằng một nhận định kinh điển về CNTB:

"Sự mục nát, lệch lạc của hệ thống này ngày càng thể hiện rõ rệt hơn.(...)
Tuy nhiên, chế độ này vẫn luôn là một chế độ mang tính chất đàn áp và bóc lột, chính vì vậy mà hiện nay, nó đã không còn khẳng định được vai trò lịch sử tiến bộ của mình."

Thế thì sự phồn thịnh của nền kinh tế thị trường ở VN mà Đảng hiện đang tự hào là nhờ vào cái gì? Có phải nhời vào cái hệ thống "đàn áp và bóc lột" đó hay không?

"Nhưng giờ đây, nó lại trở thành một [B]trở lực khổng lồ[/B] đối với sự phát triển đi lên của [B]xã hội loài người[/B]"

"Người giàu được cắt giảm thuế và được hỗ trợ [B]hàng triệu đồng[/B]."

"Trường hợp về tập đoàn Delphi là một ví dụ cụ thể. Tập đoàn này tuyên bố "phá sản" là một đòn mạnh giáng lên các tầng lớp lao động. Mặc dù Delphi vẫn còn cất giữ hàng tỉ đô la trong tài khoản hoặc trong các công ty ở nước ngoài, chính phủ vẫn can thiệp một cách công khai để bảo vệ cho phía chủ tư bản: chấp thuận bồi thường tiền cho những giám đốc thiếu năng lực; đồng thời, tán thành việc cắt giảm quĩ lương hưu của công nhân. Trong các ngành công nghiệp khác như công nghiệp hàng không, thực trạng cũng tương tự. Điều này đã phá vỡ bức màn che phủ về "sự công tâm của toà án" bấy lâu nay."

Những cuộc khủng hoảng như thế không phải là hiếm ở các nước tư bản. Kinh doanh luôn có yếu tố mạo hiểm, có thành công dĩ nhiên phải có thất bại. Dựa vào luật phá sản của Mỹ, Delphi tuyên bố đang trên bờ phá sản chớ không phải giải thể, vì vậy họ có quyền được bảo vệ bỡi luật pháp (Chapter 11 - Bankruptcy Protection) để còn có thể vươn lên từ thất bại đó.

Không một tên tư bản nào lại không muốn bảo vệ tài sản của mình bằng mọi giá. Vì vậy họ sẽ tận dụng mọi kẻ hở của luật pháp để làm điều đó. Những nhà tư bản mà VN đang mời gọi vào đầu tư cũng sẽ có cách hành xử tương tự mà thôi.

"Viễn cảnh về sự nổi loạn tại một thời điểm nào đó rất có thể xảy ra nếu như giá xăng vẫn tiếp tục tăng lên bởi sự trục lợi của các chủ tư bản từ việc tăng giá này đang dần dần đục khoét nốt phần lương ít ỏi còn lại của đại đa số công nhân Mỹ.

Trước đây, vào năm 1789, những người nghèo ở Paris đã nổi dậy chống lại sự tăng giá bánh mỳ thì giờ đây, người dân lao động ở Mỹ cũng có thể nổi dậy trước thực trạng giá xăng tăng vọt."

Dân Mỹ sẽ nổi dậy vì giá xăng tăng? Đúng là chính phủ Mỹ đã làm áp lực lên các công ty xăng dầu để họ bớt trục lợi, nhưng giá xăng không lệ thuộc hoàn toàn vào người Mỹ. Vì vậy dù có lên cao hơn nữa thì dân Mỹ cũng sẽ phải chấp nhận mà thôi.

"Trong năm vừa qua, giá xăng dầu ở một số vùng đã tăng từ 1,19 đô la lên 2,20 đô la / một gallon. Tại một đất nước mà trung bình, người công nhân lái xe đến hơn 7 tiếng rưỡi một tuần thì đây là một sự gia tăng khổng lồ về chi phí."

Hãy thử làm một bài tính nhỏ. Nếu chạy 30 giờ một tháng với tốc độ trung bình 40 miles/giờ (trong thành phố với nạn kẹt xe và đèn giao thông, thì chạy thế là nhanh rồi) thì đi được 1200 miles (2000KM) một tháng, như vậy tốn cở $120 (giả sử xe tiêu thụ 1 gallon/25 miles, giá 1 gal=$2.5, hay 10 cents /mile). Nếu xăng rẻ hơn 50% thì tốn $60 một tháng. Nếu chạy nhiều hơn thì cứ thế mà tính.

Như vậy cái $60 chênh lệch so với thu nhập trung bình 30 ngàn một năm (cở $2000 / tháng) của công nhân có đáng để gọi là "khổng lồ" khiến cho người ta đình công hay biểu tình không? Giá xăng dầu ở Mỹ hiện nay có cao hơn so với mấy năm trước, nhất là sau cơn bảo Catrina, nhưng vẫn còn thấp hơn Âu châu rất nhiều (cở 30%?) và tương đương với giá xăng ở VN. Sẽ không có gì là bất ngờ nếu người ta phải trả $3/gal trong thời gian tới.

Việt Nam may mắn có chút ít dầu khí nên lâu nay nhà nước có thể trợ giá. Tuy nhiên, dù muốn dù không, trong một tương lai gần việc tăng giá nhiên liệu là không tránh khỏi. Lúc đó, tác động của việc tăng giá này lên đời sống công nhân sẽ còn nặng nề hơn nhiều so với ở Mỹ.

"Một ví dụ khác là trường hợp về sự an toàn của người lao động, cụ thể là trường hợp rất thảm thương của những người công nhân mỏ than ở phía Tây Virginia. Những bi kịch như thế này là một tất yếu trong một hệ thống chỉ biết chạy theo lợi nhuận như hệ thống tư bản chủ nghĩa. Các khoản lợi nhuận của các tập đoàn sẽ tăng lên nhanh chóng nhưng cái giá phải trả ở đây là đại đa số người dân lao động."

(ghi chú: "West Virginia" không phải là "phía Tây Virginia")

Tác giả này có trí nhớ quá kém chăng? Vào tháng giêng 2006 đã có 12 người chết vì tai nạn mỏ ở Quảng Ninh, đó là chưa kể vào đầu tháng 4 2006, có một tai nạn khác gây tử vong cho mấy công nhân mỏ ở VN. Còn ở xứ sở thần tiên phương Bắc thì khỏi nói, năm 2005 chỉ có 6300 ca tử vong do tai nạn mỏ mà thôi. Nếu tính theo trọng lượng than thu hoạch thì tỉ lệ tử vong ở TQ bằng 100 lần ở Mỹ. Chính quyền TQ còn công nhận là TQ chiếm 80% số ca tử vong do tai nạn hầm lò trên thế giới.

Còn những con số thống kê về tai nạn mỏ ở Mỹ thì sao? hàng năm có khoảng 20 ca tử vong trong các hầm than mà thôi. Có lẻ chưa có quốc gia nào khai thác than đá mà không có tai nạn hầm lò. Nếu có thì đó chắc là Mỹ, hay ít ra không phải VN. Lẽ ra tác giả phải ca ngợi thành tích an toàn lao động của công nghiệp khai thác than của Mỹ mới phải.

"Thậm chí, ngay cả những người lãnh đạo công đoàn - đại diện cho lợi ích của người lao động - giờ đây cũng muốn giai cấp công nhân phải nhượng bộ để họ có thể tiếp tục hợp tác và ủng hộ giai cấp tư bản."

Dường như đoạn này muốn ám chỉ công nhân VN thì phải?

Tác giả còn nằm mơ thấy công nhân Mỹ sẽ theo gót công nhân Venezuela để giành lấy quyền làm chủ nhà máy. Rằng chỉ có cách đó mới cải thiện được điều kiện sống của công nhân mà thôi.

Hiện tượng Venezuela còn cần phải có thời gian thì mới biết được mô hình kinh tế ngược đời này có tồn tại hay không. Chưa có gì chắc chắn để kết luận rằng đây là khuynh hướng phát triển của thời đại cả.

Bài viết này ra đời ngay trong hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng của phong trào đình công ở VN, thế nhưng tác giả đã không hề có nhận định hay liên hệ gì đến tình hình đó. Ngay trong nước mình, Đảng đã không bảo vệ được quyền lợi của giai cấp công nhân thì liệu có ích gì khi muốn chỉ trích người khác?

Tạp Chí Cộng Sản xưa nay được dùng làm nơi đăng tải quan điểm chính thức của Đảng CSVN nhất là trên lĩnh vực lý luận và tư tưởng. Vì vậy, một bài viết có tính lý luận mà lại dựa trên quan sát hết sức phiến diện và thiếu chính xác như thế thì quả là điều đáng chê trách, đó là chưa kể những lổi biên tập rất không đáng có. Hoặc là tác giả có quá ít thông tin về CNTB mà lại dám bình luận về nó, hoặc là tác giả đã xem thường chính các đảng viên CSVN, hoặc là tất cả các đảng viên đều ... chả biết gì cả.

----------------------------------------------------------------------------------------------------

China's mines are by far the world's deadliest, with some 6,300 deaths last year in mine floods, explosions and fires.

The government said the toll was 8 percent below the number killed the previous year. But the government says China's fatality rate per ton of coal mined is still 100 times that of the United States.

China says it accounted for 80 percent of all coal mining deaths worldwide last year.

Mine owners and local officials are frequently blamed for putting profits ahead of safety, especially as the nation's soaring energy needs increase demand for coal.

http://www.cnn.com/2005/WORLD/asiapcf/02/14/china.mine/

Quang Ninh, a major coal-production centre of Vietnam, has so far seen 12 mining deaths in 2006. Last week, a pit had collapsed at a mine run by Ha Long Coal Co., killing two people.

http://news.webindia123.com/news/showdetails.asp?id=270410&cat=Asia

http://www.msha.gov/ACCINJ/ALLCOAL.HTM

04-04-2006, 01:20 AM

Wednesday, March 29, 2006

Dân trí thấp hay đảng trí tồi?

Saigon-Vietnam's Blog

Dân Việt Nam vừa trải qua một tháng nếm thử món ăn "góp ý cho đại hội Đảng" sau 70 năm chỉ được thưởng thức toàn cơm thiu với cà thối do Đảng mửa ra bố thí. Mọi người có vẻ rất hoan hỉ và nghiêm túc đóng góp, tin rằng với truyền thống cách mạng vẻ vang chống Pháp và chống Mỹ, Đảng sẽ tiếp thu và thực hiện ý nguyện của nhân dân vì Đảng luôn luôn phục vụ lợi ích của nhân dân chớ không như những phần tử phản động chuyên hút máu dân chiếm đa số ở Bộ GTVT và tất cả các bộ khác.

Trong tháng qua, người Việt Nam trong và ngoài nước tận dụng mọi phương tiện có được để góp ý cho Đảng. Từ các vị lãnh đạo về hưu đến các Đảng viên lão thành, những trí thức trẻ tuổi, những sinh viên du học cho đến những người bán vè số hay nông dân chăn vịt trên diễn đàn ão, ai ai cũng canh cánh một tia hy vọng mong manh là sẽ giúp Đảng nhận ra rằng Đảng đã chưa bao giờ lắng nghe và thực hiện ý nguyện của dân.

Tuy đã lường trước được cái thực tế phủ phàng là nếu được tự do phát biểu thì đa số dân Việt Nam sẽ không nói theo Đảng, nhưng Đảng vẫn kêu gọi nhân dân góp ý với khẩu hiệu "lắng nghe những ý kiến khác biệt".

Sau khi nghiên cứu tất cả các ý kiến đóng góp của nhân dân, báo Nhân Dân viết:

"Thời gian gần đây, lợi dụng việc Ðảng ta lấy ý kiến toàn dân đóng góp Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Ðại hội X của Ðảng, một số phần tử cơ hội và thù địch đã phản bác, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lê-nin với nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Sự sai trái của những luận điệu đó là ở chỗ nào?"

Thế là ý kiến của cả bọn Nguyễn Trung, Trần Đình Bút, Boys, Vũ Sơn, Văn Minh ... trên Tuổi Trẻ, Pháp Luật, BBC, X-Cafe ... đều lọt sàng xuống nia hết rồi.

"...Ðảng Cộng sản Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, lãnh đạo. Ðó là nội dung cốt lõi của Cách mạng Việt Nam, là "cái bất biến" không thể thỏa hiệp."

Để biện minh cho vị trí độc tôn của mình, Đảng viện cớ là phải bảo vệ thành quả cách mạng và cho đó là sứ mệnh mà nhân dân đã giao cho.

Thực tế thì cái gọi là "bảo vệ thành quả cách mạng" chẳng qua là bảo vệ cái chiến lợi phẩm và chức tước bỗng lộc mà thôi. Trong thời đại ngày nay, trừ phi tự cắt đất dâng biển cho ngoại bang như Ðảng đã làm, bất kỳ nhà nước nào cũng đều có nhiệm vụ bảo vệ nền độc lập tự chủ cho dân tộc mình. Nếu Ðảng làm không làm được thì nhân dân cũng sẽ làm thay, ngoại trừ ở những nước CS.

Nếu cho rằng Đảng có công giành lấy chính quyền về tay giai cấp công nhân và nông dân thì nay không thể để nó lọt vào tay tư sản được. Xin thưa, khỏi phải sợ nữa, vì nó đã thật sự lọt vào tay bọn tư bản đỏ từ 20 năm nay rồi. Đa số các gia đinh đảng viên cao cấp (bao gồm vợ chồng, con cái, họ hàng) ở VN đều có tài sản hàng triệu đô, trong khi công nhân thì kiếm được 50 đô một tháng đã là vất vả lắm rồi.

Đảng đã nói "lắng nghe những ý kiến khác biệt. Thế nhưng tất cả những ý kiến khác biệt đều được chụp cho cái mũ "quan điểm sai trái" như báo Nhân Dân đã nhân định:

"Kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ đường lối quan điểm của Ðảng, phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch"

Thế những quan điểm sai trái đó là gì? Báo Nhân Dân viết tiếp:

"Thứ nhất, có ý kiến cho rằng chủ nghĩa Mác - Lê-nin ra đời từ giữa thế kỷ 19
trong điều kiện văn minh công nghiệp cơ khí, do đó đã trở thành lạc hậu."

"Loại ý kiến thứ hai cho rằng, từ giữa thế kỷ thứ 20 đến nay, thế giới đã thay
đổi quá nhiều nên chủ nghĩa Mác - Lê-nin cũng cần phải bổ sung, phát triển."

"Loại ý kiến thứ ba cho rằng, ở Việt Nam chỉ cần nói tư tưởng Hồ Chí Minh là đủ, không cần nói chủ nghĩa Mác - Lê-nin."

Loại ý kiến thứ tư mà vị giáo sư bồi bút của Nhân Dân không đề cập đến là "Đảng không được ngồi trên pháp luật". Cái này thì hoàn toàn vu khống vì ở VN có pháp luật đâu mà ngồi trên hay ngồi dưới. Đảng chỉ cần nghị quyết là đủ để (trừng) trị dân. Đảng dùng Hiến Pháp để phổ biến nghị quyết, và dùng nghị quyết để thi hành Hiến Pháp.

Người ta chỉ còn tự trách mình là lạc quan tếu quá đáng. Người cực đoan thì cho rằng Đảng đã lừa dối nhân dân.

Không, Đảng không dối, chỉ có nhân dân là tự dối mình mà thôi. Rất nhiều người còn tin ở chút nhân tính của đa số đảng viên nên mới vắt óc suy nghĩ mà góp ý cho Đảng. Những tưởng sẽ nắm được cơ hội ngàn vàng này để làm một cuộc đổi đời. Thế nhưng cơ hội vàng đau không thấy, chỉ thấy toàn vận hội đen mà thôi.

Từ nay, Đảng đã hiện nguyên hình thành một sinh vật có não bộ ngừng phát triển từ khi mới lọt lòng, thị giác, thính giác đều bị khuyết tật nghiêm trọng. Chỉ có bộ máy tiêu hóa, sinh sản và tứ chi là khỏe, khỏe vô cùng.

Mặc dù có trí tuệ của một sinh vật cấp thấp thời Karl Marx, nhưng con quái vật này lại có cái bao tử không bao giờ ngừng hoạt động. Nó có thể tiêu hóa bất kỳ thứ gì, từ cao lương mỹ vị đến phân bón, từ đất đai đến nguyên liệu sản xuất. Càng ăn nhiều, chúng lại càng mắn đẻ. Bè lũ của chúng nay có đến hàng triệu lúc nhúc khắp mọi miền đất nước, thậm chí còn xuất khẩu sang nhiều nước tư bản nữa, nhưng béo nhất vẫn là bọn ở khu vực Ba Đình.

Nhìn thấy dân nhập cư bất hợp pháp ở Mỹ mà thấy tủi cho dân mình. Những đứa trẻ sinh ra trên lãnh thổ Hoa Kỳ đều có khai sanh như bất kỳ công dân Mỹ nào, bất kể cha mẹ của chúng là ai, có tên hay không tên, có giấy tờ hay không một mãnh lộn lưng.

Chẳng những thế mà người nhập cư bất hợp pháp vốn mang tiếng là không có quyền công dân, học thức ít, thường không nói rành tiếng Mỹ, nay lại dùng chính cái quyền tự do ngôn luận và dân chủ kiểu Mỹ để buộc chính phủ phải công nhận họ là thường trú dân hợp pháp.

Chẳng bằng dân VN hẳn hoi sống ở VN từ khi lọt lòng đến khi cưới vợ, có khi còn chưa được phép có tờ khai sanh, huống hồ gì là quyền công dân. Con bò trong trại chăn nuôi ở Mỹ trước khi vào lò giết mỗ còn phải có hồ sơ cá nhân để người ta biết xuất xứ và tình trạng sức khỏe, chớ những người không khai sanh không nơi cư trú ở VN thì sống chết ra sao cứ mặc. Cha mẹ không giấy tờ thì con cháu cứ thế mà sống vô tư, miễn là đừng đòi đi học, đi làm hay đòi bất cứ quyền con người nào khác.

Gần 12 triệu dân nhập cư nghèo và ít học, và dĩ nhiên là nằm trong thành phần dê bị quy kết là "dân trí thấp", nhưng lại có khả năng làm cho chính phủ Mỹ phải nhượng bộ.

Còn ở VN thì sao? Có lập luận cho rằng Dân Chủ thật sự chưa khả thi vì lý do dân trí. Tuy nhiên, thực tế cho thấy dân trí không phải là yếu tố quyết định. Không sợ dân trí chưa cao mà chỉ sợ "đảng trí" còn quá tồi đấy thôi.

29-03-2006, 10:12 AM