Tuesday, April 25, 2006

CNCS, kẻ nội thù muôn thuở!

Saigon-Vietnam's Blog

Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Việt Minh một lần nữa phát động một cuộc nổi dậy ở Hà Nội. Ủy Ban Ám Sát Xung Phong tràn ra đường phố khắp xứ Bắc Kỳ tìm giết những người Pháp và những ai có liên hệ với họ, bỏ lại sau lưng những xác người không nguyên vẹn. Quân đội Pháp phản công và dần dần ổn định được tình hình. Thế là cuộc chiến tranh Đông Dương đau thương được bắt đầu từ đó.

Vài tháng sau, ngày 22 tháng 3 năm 1947, François Billoux (phrăng-xoa bi-du), bộ trưởng quốc phòng thuộc đảng Cộng Sản Pháp (PCF), dõng dạc tuyên bố từ chối mọi liên đới cá nhân với quân Viễn Chinh Pháp Quốc ở Viễn Đông (CEFEO, đặt tại Đông Dương), trong khi Thorez (một đảng viên cộng sản khác) tuyên bố rút lui khỏi Quốc Hội Pháp. Không bao lâu sau đó, ngày 5 tháng 5 năm 1947, toàn bộ những bộ trưởng khác theo phe cộng sản đều bị loại ra khỏi chính phủ. Kể từ đây, cuộc chiến tranh Đông Dương được người cộng sản Pháp gọi là "cuộc chiến tranh bẫn thĩu" để phản ảnh những mâu thuẫn gay gắt giữa phe cộng sản và chính phủ.

Những lập luận mà những người marxiste dùng để tuyên truyền trước đây, giờ được đem ra dùng lại, nhắm vào những bức xúc của quần chúng Pháp về những vấn đề dân quyền, nhân quyền, chủ nghĩa bài thuộc địa, bài đế quốc v.v .. .

Đảng viên CS Pháp (PCF) tăng cường hoạt động phá hoại những nhà máy sản xuất vũ khí cũng như hoạt động ủng hộ cho phong trào Việt Minh. Phong trào đình công bùng nổ khắp nước Pháp nhằm lật đổ nền Đệ Tứ Cộng Hòa và giành lấy thắng lợi cho cuộc "Cách Mạng Vô Sản". Có đến 2.900.000 người đình công trong năm 1947. Những cuộc bạo động, đụng độ, đôi khi đãm máu, liên tục diễn ra, chủ yếu là ở thành phố cảng Marseille giữa phe cộng sản và binh lính khi họ đang chuẩn bị sang Đông Dương chiến đấu. Việc đưa quân sang Đông Dương trong thời điểm này thường được thực hiện bằng những chuyến tàu đêm để tránh sự chú ý hay phải có sự hỗ trợ của lực lượng an ninh tại bến cảng. Những cuộc bạo động như thế đạt cực điểm từ ngày 2 đến 3 tây tháng 12 năm 1947: một đặc công cộng sản thuộc chi bộ Arras đã đặt chất nổ phá hoại đoạn đường sắt từ Paris đi Lille, làm xe lửa bị trật đường rầy gây thiệt mạng cho 16 người và làm bị thương 30 người.

Con tàu mang tên Pasteur có nhiệm vụ chở lính sang Đông Dương phải nằm bất động trong nhiều ngày vì cuộc đình công của Tổng Liên Đoàn Lao Động ngành hàng hải. Tình hình trên tàu càng căng thẳng hơn đến độ thủy thủ đoàn cũng làm ngơ để cho bọn vận chuyển lậu vũ khí và thuốc men cho Việt Minh tung hoành, trong khi đó một sĩ quan hải quân tên Henri Martin bị tòa án xử 5 năm cấm cố vì không chịu tham chiến theo lệnh cấp trên. Không cần phải nói, Đảng CSP ca ngợi Henri Martin như một anh hùng. Còn ở Việt Nam thì cái tên Henri Martin và Raymonde Dien (bị xử 1 năm tù vì đã nằm ngang đường rầy cản trở việc vận chuyển vũ khí sang Việt Nam) đã từ lâu được đưa vào văn học cách mạng.

[IMG]http://www.cpv.org.vn/img/BT2480458246s.jpg[/IMG]
(Henri Martin và Raymonde Dien, Việt Nam, tháng 8-2004)

Kho vũ khí cũng bị phá hoại làm cho hư hỏng, gây thương vong cho những người sử dụng, như thượng sĩ Parsiani thuộc tiểu đoàn xung kích. Ở Grenoble, một cổ pháo bị vứt ra hỏi xe lửa.

Những người cộng sản Pháp hồ hỡi theo chân Hồ Chí Minh để chống lại chính những đồng hương của họ trong đội quân viễn chinh Pháp!

Trong lùc này thì ở quốc hội, những đại biểu cộng sản yêu cầu ngân hàng máu không được sử dụng cho thương binh Pháp tại Đông Dương. Thậm chí vào dịp Giáng Sinh, khi một đại biểu đề nghị quốc hội gữi quà cho quân nhân trên chiến trường Viễn Đông thì một đại biểu đảng CSP phát biểu "món quà duy nhất mà họ đáng được hưởng là 12 viên đạn vào người!"

Bên trong quân đội Pháp thì chiến dịch tuyên truyền còn dữ dội hơn nữa, một số sĩ quan vốn xuất thân từ lực lượng vũ trang do đảng CSP tổ chức trước đây (Francs-tireurs et partisans - FTP) thường xuyên nhận sự chỉ đạo thật cụ thể của đảng CSP về việc giúp đỡ Việt Minh, tổ chức vượt ngục cho tù VM, thậm chí đào ngũ, tuy nhiên họ không gây tổn thất gì đáng kể đến lực lượng viễn chinh.

Người trong cuộc đều biết rằng những người lãnh đạo đảng CSP đi lại công khai trong vùng Việt Minh kiểm soát: cuộc chiến tranh bắt đầu có nhiều vị đắng, sự thật phủ phàng nhanh chóng được phơi bày, kể từ nay, kẻ thù của nước Pháp không còn là Việt Minh nữa mà chính là chủ nghĩa Cộng Sản.

Nước Pháp phải đối phó với mối đe dọa thường xuyên từ những người cộng sản Pháp hoạt động ngay tại xứ thuộc địa. Một trong những nhóm thân Việt Nam đó là "Nhóm Văn Hóa Marxiste", rất thân thiết với Việt Minh, hoạt động từ 1945 tại Sài Gòn ngay tại trung tâm của đất Nam Kỳ mãi cho đến năm 1950. Như vậy, dù ở đâu đi nữa nước Pháp cũng phải đối mặt với nội thù...

Phong trào CS ở Việt Nam phát triển nhờ vào sự giúp đỡ và cố vấn của đảng CS Trung Quốc. Chẳng bao lâu, người ta thấy xuất hiện những cai tù người Pháp trong những "trại tù tử thần" của Việt Minh. Trung sĩ Sobanski ở trại 113kể lại từng bị tra tấn bỡi "cán bộ Việt Minh" Boudarel, một tay cộng sản Pháp khét tiếng. Trong khi đó ở Pháp, thân nhân tù binh thì được thông báo rằng "muốn có thông tin về con em của quý vị, hãy gia nhập đảng CSP và ký vào thĩnh nguyện thư chống chiến tranh!"

http://www.conscience-politique.org/images/vietminh2.jpg

Những thương binh thường được đưa về Pháp qua cảng Marseille vào lúc nửa đêm; và được chuyển bí mất về vùng Paris qua nhà ga cửa Đông. Tuy nhiên, sự trở về âm thầm này cũng không tránh được sự phản đối của công nhân đường sắt thuộc Tổng Liên Đoàn Lao Động. Thương binh bị đám người biểu tình lăng nhục, xô đẩy trên băng ca. Nhân viên nhà ga phải vất vả lắm mới chuyển được thương binh từ xe lửa sang xe cứu thương trong tiếng gào thét và phỉ nhổ của những người biểu tình trong rừng cờ đỏ...

Chiếc gọng kềm quân sự của Viet Minh ngày càng siết chặt, ngày 7 tháng 5 năm 1954, Điện Biên Phủ thất thủ, nước Pháp bại trận. Hiệp định Genève đánh dấu sự chấm dứt của cuộc chiến tranh đối với người Pháp, nhưng đối với người Việt Nam thì chỉ là cuộc đình chiến tạm thời, chẳng bao lâu sau, cuộc chiến tranh giữa những người Việt Nam bắt đầu. Sau đó, hàng loạt tù nhân chiến tranh được hồi hương từ cõi chết (trong số 90 ngàn tù nhân chỉ có 20 ngàn về đến Pháp), hầu hết chỉ còn da bọc xương, nhân chứng thầm lặng cho cuộc chiến tranh hãi hùng.

Những chiến binh Pháp di tản từ Bắc Kỳ kể lại những điều mắt thấy tai nghe về cuộc chiến khủng khiếp này: những họ đạo bị giải tán, nạn thanh trừng, hành huyết những người thân Pháp, nhận chìm tàu di cư của người theo Thiên Chúa Giáo ... Những nỗi tuyệt vọng ít khi được dư luận Pháp biết đến vào thời bấy giờ.

Ngày 14 tháng 9 năm 1956, những người lính viễn chinh cuối cùng rời Sài Gòn bỏ lại sau lưng dân tộc Việt Nam với số phận đen tối của mình. Một vị xã trưởng đáng thương thểu não tâm sự với một sĩ quan Pháp rằng "người Pháp thì còn có tù mà ở, chớ dân Việt thì không ...", vừa nói vừa dùng cạnh bàn tay đưa lên cổ của mình.

Cuộc chiến tranh thối rữa từ bên trong do những thành phần chống đối và phản bội theo đảng CSP này đương nhiên đã làm cho quân đội Pháp càng xa lánh hơn những người cộng sản. Và cũng nhờ họ mà quân đội Pháp mới biết căm thù chủ nghĩa cộng sản ...

Thiên sử đau thương và nổi bật nhất về những kẻ nội thù đã chấm dứt như thế đối với người Pháp. Nhưng nó chưa và sẽ không dễ gì chia tay với dân tộc Việt Nam.

Sau khi chiến thắng những thế lực thân Pháp và thân Mỹ để giành lấy giang sơn về một cõi, Đảng CSVN đã trực tiếp đối đầu và trở thành kẻ thù duy nhất của dân tộc ta. Đảng đã trưởng thành bằng bầu sữa của nhân dân và nay càng thêm giàu có nhờ vào mồ hôi xương máu của đồng bào mình. Từng đại hội Đảng là một cuộc hồi sinh cấp cứu cho bọn tham quan vô lại. Biết đến bao giờ dân ta mới có quyền tự quyết?

Chỉ khi dân ta có đủ can đảm và đồng loạt nói lên ý nguyện của mình thì họa may kẻ nội thù truyền kiếp này mới bị diệt vong.

-------------------------------------------------------------------
biên tập theo "Cycle l'ennemi de l'intérieur" (Những kẻ nội thù) - Chương 1 "Cuộc chiến Tranh bẫn thĩu" (La Sale Guerre)
Alexis de T. và Jean-Baptiste S.

http://www.conscience-politique.org/histoire_politique/lasaleguerre.htm

http://quehuongmedia.com/modules.php?name=News&new_topic=9&file=article&sid=138
http://dangcongsan.vn/details_e.asp?topic=44&subtopic=141&id=BT2480458246
http://www.humanite.presse.fr/journal/1990-02-27/1990-02-27-795780

25-04-2006, 11:52 PM